OpenWRT là gì, lựa chọn Router nào là hợp lý cho OpenWRT

OpenWrt là một dự án mã nguồn mở cho các hệ điều hành nhúng dựa trên Linux , chủ yếu được sử dụng trên các thiết bị nhúng để định tuyến lưu lượng mạng. Các thành phần chính là Linux, use -linux, musl, và BusyBox. Tất cả các thành phần đã được tối ưu hóa để đủ nhỏ để phù hợp với bộ nhớ và lưu trữ hạn chế có sẵn trong các bộ định tuyến (thường chỉ giao động từ 4-16MB) và hoạt động trong môi trường cấu hình thấp (với CPU chỉ vài trăm Mhz và RAM chỉ từ 32MB).

OpenWrt được cấu hình bằng giao diện dòng lệnh (ash shell) hoặc giao diện web (LuCI). Có khoảng 3500 gói phần mềm tùy chọn có sẵn để cài đặt thông qua hệ thống quản lý gói opkg .

OpenWrt có thể chạy trên nhiều loại thiết bị khác nhau. Nó Cũng có thể chạy OpenWrt trên máy tính cá nhân và máy tính xách tay.

Dự án OpenWrt được bắt đầu vào năm 2004 sau khi Linksys đã xây dựng phần sụn cho loạt bộ định tuyến không dây WRT54G của họ với mã được cấp phép theo Giấy phép Công cộng GNU. Theo các điều khoản của giấy phép đó, Linksys được yêu cầu cung cấp mã nguồn của phiên bản sửa đổi của nó theo cùng một giấy phép, cho phép các nhà phát triển độc lập tạo ra các phiên bản phái sinh. Hỗ trợ ban đầu chỉ giới hạn trong dòng WRT54G, nhưng sau đó đã được mở rộng để bao gồm nhiều bộ định tuyến và thiết bị khác từ nhiều nhà sản xuất khác nhau.

Sử dụng mã này làm cơ sở và sau đó làm tài liệu tham khảo, các nhà phát triển đã tạo một bản phân phối Linux cung cấp nhiều tính năng trước đây chưa có trong bộ định tuyến cấp người tiêu dùng. Đầu một số tính năng yêu cầu phần mềm độc quyền. Ví dụ: trước OpenWrt 8.09 (dựa trên Linux 2.6.25 và b43 mô-đun hạt nhân), mạng WLAN cho nhiều bộ định tuyến dựa trên Broadcom chỉ có thể được sử dụng thông qua mô-đun độc quyền (và yêu cầu Linux 2.4.x).

Các bản phát hành OpenWrt trước đây được đặt tên theo các loại cocktail, chẳng hạn như White Russian , Kamikaze , Backfire, Attitude Adjustment, Barrier Breaker và Chaos Calmer, và công thức của chúng được bao gồm trong thông báo trong ngày (motd) hiển thị sau khi đăng nhập bằng giao diện dòng lệnh .

Vào tháng 5 năm 2016, OpenWrt đã bị chia tách bởi một nhóm những người đóng góp OpenWrt cốt lõi do những bất đồng về quy trình nội bộ. Phân nhánh được đặt tên là Môi trường phát triển nhúng Linux (LEDE). Cuộc phân tách được hòa giải một năm sau đó. Sau bản remerger, được công bố vào tháng 1 năm 2018, thương hiệu OpenWrt được giữ nguyên, với nhiều quy trình và quy tắc LEDE được sử dụng. Tên dự án LEDE đã được sử dụng cho v17.01, với các phiên bản phát triển của 18.01 mang nhãn hiệu OpenWrt, loại bỏ sơ đồ đặt tên dựa trên cocktail ban đầu.

Tại sao lại là OpenWRT?

OpenWrt được thiết kế bởi các chuyên gia mạng và kết hợp nhiều thuật toán điều khiển bộ đệm gần đây để thực hiện định tuyến. Điều này có nghĩa là ngoài tính ổn định, OpenWrt còn giảm độ trễ và tăng thông lượng mạng. OpenWrt cũng mang đến những cải tiến cho bảo mật mạng, với các bản cập nhật thường xuyên để đóng các lỗ hổng bảo mật.

Tổng cộng, OpenWrt cung cấp hơn 3000 gói sẵn sàng được cài đặt, dễ dàng thêm các chức năng vào bộ định tuyến, bao gồm:

  • Chặn quảng cáo trực tiếp trên bộ định tuyến
  • Mã hóa kết nối internet của bạn để bảo mật hơn
  • Đặt hạn ngạch về khối lượng tải xuống hoặc băng thông
  • Tạo mạng khách để cho phép truy cập internet nhưng không cho phép các thiết bị cục bộ
  • Thiết lập bộ định tuyến làm trung tâm cho việc tự động hóa gia đình
  • Giám sát mạng thời gian thực
  • Tạo DNS động
  • Thiết lập máy khách hoặc máy chủ VPN
  • Chạy ứng dụng khách BitTorrent từ bộ định tuyến

Giống như các hệ điều hành Linux khác, OpenWrt có khả năng cấu hình cực cao, vì vậy bạn chỉ có thể đưa những gì bạn muốn cho bộ định tuyến của mình.

Lựa chọn Router nào hỗ trợ OpenWRT tốt?

Bạn cần dựa vào danh sách trong link sau để có thể lựa 1 router OpenWRT cho mình: https://icare24h.net/openwrt-router-download

Có trong danh sách này thì cũng chưa chắc có thể cài dễ dàng nhé cả nhà. Nhiều thiết bị bạn buộc phải tách vỏ kẹp SPI hoặc ghim chân vào nạp lại Bootloader thay thế cho bootloader gốc hoặc phải unlock khá lằng nhằng. Tiêu biểu:

  • Các dòng Aruba đều phải mở ra kẹp SPI nạp lại Bootloader vì ABBoot mặc định của nó ko cho phép ROM ko có chữ ký số.
  • Các dòng Xiaomi phải unlock SSH với hãng = mất bảo hành. Tùy dòng có thể Hack SSH đc.
  • Các dòng có CPU là Broadcom hoặc WWLAN là Broadcom có thể nói là flash đc nhưng hoạt động không ổn định hoặc thậm chí ko có WIFI vì Broadcom là hãng gần như nói không với nguồn mở. Driver của các thiết bị đều là nguồn đóng.
  • Các thiết bị RAM thấp có thể gặp nhiều vấn đề như mất wifi đột ngột, wifi có mà ko vô đc, ko vào đc web gui, thiết bị treo.
  • Các thiết bị thuộc nhóm 4/32 (4MB SPI và 32MB RAM) là những thiết bị không được khuyến nghị để cài Openwrt. Những thao tác thông thường với những thiết bị đó cũng là cả vấn đề chứ đừng nói đến độ ổn định của thiết bị. Tiêu biểu cho danh sách này là 2 dòng router từng là những router thông dụng nhất việt nam của TPLink: WR740N và WR840N.
  • Ngoài ra còn khá nhiều vấn đề liên quan khác.

Vậy làm sao để chọn được router dễ dàng vọc vạch openwrt nhất. Theo mình thì có 1 số tiêu chí sau:

  • Phải có trong danh sách openwrt official support (tất nhiên rồi).
  • Thiết bị phải có tối thiểu 16M ROM / 128 MB RAM. Càng lớn càng tốt. Nên mua thiết bị có ROM là SPI, hạn chế thiết bị ROM là NAND vì OpenWRT ko hỗ trợ tốt cho NAND và chu kì đọc ghi của NAND thấp hơn nhiều so với SPI. Thay vào đó thiết bị có cổng USB 3.0 và sắm 1 con USB 3.0 loại mini như đầu của chuột không giây á. Cắm vào rồi chạy giải pháp ext_root. Vừa tăng không gian lưu trữ cho OpenWRT cũng như thêm được swap cho OpenWRT giúp nó ổn định hơn. Mình thường mua 1 bé Sandisk CZ33 32GB nhỏ xíu luôn. Cấp SWAP 1GB và tăng dung lượng lưu trữ cho OpenWRT. Ngoài ra cũng là 1 cái NAS nho nhỏ lưu mấy file nho nhỏ share giữa các máy ko mất công phải dùng USB copy qua lại. Chạy tầm 2 năm rồi ổ USB vẫn ổn ko có hư hỏng gì cả.
  • Thiết bị chạy chip Qualcomm Atheros (ưu tiên số 1), Ralink, MediaTek. Các chip khác không nên mua. Đặc biệt phải né xa Broadcom. 3 hãng trên tham gia rất nhiều vào cộng đồng nguồn mở cũng như được cộng đồng hỗ trợ rất nhiều. Lẽ dĩ nhiên là thiết bị chạy những vi xử lý trên sẽ hoạt động rất ổn định.
  • Mua router của những hãng vốn nổi tiếng về mức độ thả rông cho người dùng up rom và dễ unbrick khi lỡ tay. TPLink là tiêu biểu. Rất hiếm các sản phẩm của TPLink khó up rom (trừ các dòng chạy Broadcom) và unbrick hãng này cũng thuộc dòng dễ dàng nhất.
  • Nếu nhu cầu của bạn không phải là phát Wifi mà là 1 thiết bị cân bằng tải giá rẻ, hãy sử dụng Mainboard nhúng có từ 2 cổng LAN đổ lên và chạy OpenWRT. Chúng có giá thành mềm mỏng nhưng sở hữu hiệu suất khỏe bất ngờ. VD con Orange Pi R1 Plus có CPU ARM lên đến 4 nhân xung 1,5Ghz và tới 1GB RAM + 2 cổng LAN 1G. 1 con số phải nói là quá là khủng khiếp nếu chỉ muốn làm cân bằng tải và là siêu khủng khiếp nêu so với 1 con router Wifi. Với thông số như vậy 1 con ASUS WIFI tương đương cũng phải hơn 4tr. Diện tích thì chỉ bằng lòng bàn tay. Cấp điện bằng cổng USB-C và hơn hết giá chỉ 600k-700k/board. Với cái cấu hình này mà để mua 1 con pfsense tương đương cũng cần khoảng 2tr. Bạn có thể mua con này làm cân bằng tải chính và 1 con router khác cài OpenWRT chạy ở APMode để phát Wifi và MESH. Chi phí sẽ thấp hơn nhiều nếu như bạn muốn mua 1 con Router Wifi có cấu hình tương đương.
  • OpenWRT Mesh khá tốt ở Firmware mới. Bạn có thể triển khai hệ thống mesh với những router giá rẻ chỉ vài trăm ngàn 1 con trong khi 1 pack 3 con của TPLINK có giá 6-8tr.

Trên đây là 1 số chia sẻ cá nhân của mình thôi. AE nào cần góp ý cứ comment nha. Dưới đây là hình ảnh bài test con Orange Pi R1 Plus khi làm router tổng xử lý mạng đầu vào.

Đề xuất cho bạn

Về tác giả: Vương Công Minh

Nếu bạn đang cần Hosting Wordpress nhanh và mạnh. Tôi khuyến nghị bạn tham khảo Bnix.vn - Nhà cung cấp Hosting/VPS/Server Chuyên Nghiệp Hàng Đầu Việt Nam. Đây là nhà cung cấp đang cung cấp hạ tầng để vận hành ICare24H. Bạn có thể trực tiếp trải nghiệm tốc độ Hosting trên trang web Icare24H và đừng quên dùng mã giảm giá ICARE24H để được giảm giá lên đến 49% cho tất cả các dịch vụ nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *